8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ngày 6/10/2017, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:


1. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch: tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết 08-NQ/TW đến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức Đảng các cấp, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các quan điểm mới của Đảng về bản chất ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao, mang nội dung văn hoá sâu sắc, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng; vị trí, vai trò động lực của ngành du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện báo chí để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về phát triển du lịch trong xã hội; quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, bảo đảm du lịch là một trong những nội dung thường xuyên, tập trung trong chương trình truyền thông của các cơ quan thông tin đại chúng.

2. Cơ cấu lại ngành du lịch: xây dựng và triển khai Đề án cơ cấu lại ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới vận hành theo quy luật kinh tế thị trường. Các địa phương có tiềm năng, lợi thế lớn về phát triển du lịch xây dựng đề án cơ cấu lại ngành du lịch của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới; rà soát, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch, chú trọng tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực động lực phát triển du lịch; bổ sung, hoàn thiện công tác thống kê du lịch để xác định rõ vị trí ngành Du lịch trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân và của các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.

3. Hoàn thiện thể chế, chính sách: trong đó chú trọng xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch 2017; ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch; ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; sửa đổi bổ sung danh mục ưu đãi đầu tư, trong đó có các dự án du lịch tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch; rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Đầu tư 2014 và các quy định pháp luật liên quan, tạo sự phát triển đột phá cho ngành du lịch.

4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch: tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch; xây dựng, rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch; Xây dựng các đề án, dự án cải thiện chất lượng dịch vụ, hạ tầng đường sắt, cảng biển, cảng thủy nội địa chuyên dùng phục vụ du lịch; đầu tư xây dựng các điểm dừng nghỉ trên các tuyến du lịch đường bộ; bảo đảm an toàn giao thông; tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch; Thực hiện thương quyền 5 về vận tải hàng không và chính sách "mở cửa bầu trời"; tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới kết nối Việt Nam với thị trường nguồn khách du lịch, tăng cường tần suất các đường bay có sẵn; giải quyết các điểm nghẽn và tình trạng quá tải tại các cảng hàng không; khuyến khích đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn du lịch trọng điểm.

Đ/c Khúc Mạnh Kiên, TUV, GĐ Sở VHTTDL đón đoàn famtrip của Tổng cục du lich

khảo sát tuyến điểm du lịch tỉnh Nam Định

5. Về xúc tiến quảng bá du lịch: đổi mới cách thức, nội dung, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch; xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông và sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá; Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài trong công tác xúc tiến quảng bá.

6. Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch: xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động du lịch; Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch; gắn du lịch với các hoạt động, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, làng nghề. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch.

7. Phát triển nguồn nhân lực du lịch: xây dựng và triển khai Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch, chú trọng tăng cường liên kết giữa nhà trường và DN trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong đào tạo. Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch tương thích với các tiêu chuẩn trong ASEAN; thành lập Hội đồng nghề du lịch quốc gia và Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch.

8. Tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch: rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực du lịch theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển du lịch theo hướng bền vững. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới; Nghiên cứu xây dựng mô hình, hệ thống tổ chức, quản lý ngành du lịch đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý liên ngành, liên vùng phát triển du lịch trong tình hình mới…Theo Thế Phi (Tổng cục Du lịch)

Các Tin khác
- Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình hành động của Chính phủ và Kế hoạch hành động của Bộ VHTTDL về thực hiện mục tiêu phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn 28/11
- Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 03/11
- Phát động cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” 17/10
- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy 12/07
- Nhà hàng Cánh Diều Vàng Nam Định được vinh danh Doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017 10/07
- Thành lập Ban quản lý Khu Du lịch Thịnh Long. 29/06
- Sở VHTTDL phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu du lịch Thịnh Long và Quất Lâm 16/06
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng cơ sở lưu trú du lịch. 19/06
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Bộ quy tắc Ứng xử văn minh du lịch trên quy mô toàn quốc 16/06
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra công tác triển khai hoạt động du lịch biển năm 2017 16/06
- Tổng cục Du lịch hướng dẫn triển khai thực hiện việc đánh giá điểm đến du lịch. 27/06
- Bún đũa và Phở bò Nam Định lọt TOP 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam 26/06
- Tổng cục Du lịch hướng dẫn việc quản lý hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tại các nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, ngành, đoàn thể và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 26/06
- Mở hướng phát triển du lịch biển 23/06
- Tổng cục Du lịch hướng dẫn tiêu chuẩn phiên dịch viên hỗ trợ hướng dẫn viên trong công tác giới thiệu và phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch. 23/06