Văn hóa nghệ thuật trong môi trường số ở Việt Nam hiện nay

​Trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng số hóa, Việt Nam đang chứng kiến một cuộc biến đổi đáng kể trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (VHNT). Với một kho tàng VHNT phong phú, đa dạng, chúng ta có thể tìm thấy những cơ hội và cả thách thức để kết hợp giữa bản sắc truyền thống, giá trị hiện tại và sức mạnh của công nghệ số. Phát triển VHNT trong môi trường số có thể trở thành một biểu tượng cho sự sáng tạo và đa dạng, mở ra những cơ hội mới cho các nghệ sĩ, tác giả và người yêu văn VHNT đất nước

* Chuyển đổi số đang ảnh hưởng mạnh đến VHNT tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, khi di sản văn hóa được số hóa cần có biện pháp đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu và tác phẩm nghệ thuật truyền thống. Điều này bao gồm việc phải xử lý vấn đề vi phạm bản quyền và cách thức quản lý các tài liệu văn hóa quý báu.

Thứ hai, chuyển đổi số mở ra cơ hội tiếp cận nghệ thuật và văn hóa từ mọi nơi. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc cần đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu và phải phấn đấu để giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của VN trong bối cảnh này.

Thứ ba, công nghệ số hóa đã thay đổi cách các nghệ sĩ sáng tạo và sản xuất tác phẩm. Họ có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tạo ra nội dung mới, nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh và khả năng sao chép dễ dàng.

Thứ tư, trong bối cảnh số hóa, việc tài trợ và tiếp cận nguồn tài chính cho nghệ thuật và văn hóa cũng phải thích nghi. Nhiều nghệ sĩ và tổ chức nghệ thuật đang phải tìm kiếm các nguồn tài trợ mới và cách tiếp cận khán giả trực tuyến.

Thứ năm, với việc số hóa tác phẩm nghệ thuật và văn hóa, bảo mật dữ liệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này đặt ra thách thức trong việc bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật và thông tin cá nhân của nghệ sĩ và người thực hành văn hóa.

Thứ sáu, hệ thống giáo dục cần thích nghi để đào tạo các thế hệ nghệ sĩ và người thực hành văn hóa với kỹ năng số hóa và hiểu biết về công nghệ, để họ có thể tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức trong môi trường số hóa.

Thứ bảy, sự phát triển của môi trường số hóa cũng đặt ra các vấn đề về đạo đức và xã hội, bao gồm việc đảm bảo tính chân thực và đáng tin cậy của thông tin trên mạng và việc đối phó với các hình thức gian lận. Như vậy, trong bối cảnh này, việc thúc đẩy sự sáng tạo, bảo tồn di sản văn hóa và đảm bảo tính toàn vẹn của tác phẩm nghệ thuật là quan trọng. Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nghệ sĩ, tổ chức nghệ thuật, Nhà nước và khán giả để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức trong môi trường số hóa này.

Không phải tất cả lĩnh vực của VHNT đều cần chuyển đổi số, nhưng có nhiều lĩnh vực số hóa có thể mang lại lợi ích lớn. Sự số hóa có thể cải thiện tiếp cận, phân phối, bảo tồn và sáng tạo nghệ thuật và văn hóa. Ví dụ như chúng ta có thể số hóa các tài liệu, tác phẩm nghệ thuật và di sản văn hóa để có thể truy cập và bảo tồn chúng một cách hiệu quả hơn. Các buổi biểu diễn như kịch, nhạc số, hội họa số và vũ đạo số có thể tiếp cận một đối tượng lớn hơn qua internet và các nền tảng trực tuyến. Số hóa sách và xuất bản trực tuyến đã thay đổi cách người đọc tiếp cận và tương tác với văn học và kiến thức. Các dịch vụ xem phim trực tuyến và nội dung video trực tuyến đã thay đổi cách người xem tiêu thụ nội dung giải trí. Âm nhạc số đã tạo ra môi trường sáng tạo mới cho các nghệ sĩ và cũng mang lại sự thuận tiện cho người nghe. Hoặc số hóa các tác phẩm nghệ thuật và di sản văn hóa giúp chúng ta có thể bảo tồn chúng và chia sẻ với thế hệ sau. Ngoài ra là nghệ thuật kỹ thuật số. Tạo ra nghệ thuật bằng cách sử dụng công nghệ và phương tiện số hóa như họa digital, thiết kế trực tuyến và nhiếp ảnh số. Tuy nhiên, quyết định số hóa trong từng lĩnh vực cần dựa trên mục tiêu cụ thể, tài nguyên có sẵn và lợi ích mà việc số hóa mang lại. Đôi khi, việc giữ tính chất truyền thống của một lĩnh vực nghệ thuật cũng có giá trị và không nên bị số hóa quá mức.

Mặc dù vậy, có một số yếu tố và lĩnh vực mà việc số hóa có thể gây ra mất mát hoặc thay đổi không mong muốn, ví dụ: Các loại nghệ thuật như điêu khắc truyền thống, tranh dân gian hoặc các thủ công mỹ nghệ có thể mất đi tính riêng biệt và giá trị nếu bị số hóa quá mức. Quá trình sáng tạo trực tiếp và thủ công thường được coi là quan trọng trong việc duy trì bản sắc và di sản văn hóa của một cộng đồng. Một số lễ hội và sự kiện văn hóa có tính thiêng và truyền thống lâu đời thì việc số hóa chúng có thể gây mất mát về ý nghĩa tâm linh hoặc tính độc đáo. Hoặc, một số nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật có thể không phù hợp với việc số hóa vì tính cá nhân hoặc những yếu tố đặc biệt của chúng.

* Những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng và phát triển VHNT trong môi trường số

Các lĩnh vực VHNT biểu diễn, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống, thường có một bản sắc và giá trị riêng biệt và việc áp dụng các công nghệ số hóa có thể gây ra mất mát về tính chân thực và tinh thần của loại hình nghệ thuật đó. Các công nghệ mới như AI có thể tạo ra biểu diễn nghệ thuật, như ca nhạc hoặc vũ đạo, nhưng chúng không thể thay thế hoàn toàn được sự tài năng và tình cảm của người nghệ sĩ thực sự. Số hóa có thể làm mất mát tính chân thực và cảm xúc trong nghệ thuật. Các công nghệ số hóa, như blockchain, có thể thay đổi cách quản lý và phân phối tác phẩm nghệ thuật. Điều này có thể gây mất mát về tinh thần truyền thống trong việc truyền đạt và bảo tồn di sản nghệ thuật. Hay một số lĩnh vực VHNT có mục tiêu văn hóa hoặc tôn giáo cụ thể, việc số hóa có thể không phù hợp với những mục tiêu này. Ví dụ, lễ hội truyền thống có thể không phù hợp với việc sử dụng công nghệ số hóa.

Sự chuyển đổi số trong VHNT có thể đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lĩnh vực cụ thể, mức độ kỹ thuật, mục tiêu nghệ thuật. Một số cách chuyển đổi số có thể xảy ra, những phần việc cụ thể trong nghệ thuật và văn hóa mà nó có thể ảnh hưởng như: Nghệ sĩ có thể tạo ra tác phẩm nghệ thuật dưới dạng số hóa, chẳng hạn như hình ảnh số, âm nhạc số hóa hoặc video. Sau đó, các tác phẩm này có thể được phân phối qua internet, truyền hình số, hoặc các nền tảng trực tuyến khác. Các tài liệu như sách, bản vẽ, hoặc bản ghi âm, có thể được số hóa để bảo vệ và phổ biến hơn. Ví dụ, việc chuyển đổi sách thành dạng ebook hoặc số hóa bức tranh để chia sẻ trực tuyến. Nghệ sĩ có thể sử dụng công nghệ số hóa để tạo ra các tác phẩm mới và sáng tạo. Hay ví dụ khác như sử dụng trò chơi máy tính để tạo ra trải nghiệm tương tác, hoặc sử dụng phần mềm đồ họa 3D để tạo ra hình ảnh và video độc đáo.

Sự chuyển đổi số cũng có thể thể hiện thông qua việc tổ chức biểu diễn trực tuyến, liên hoan nghệ thuật trực tuyến, hoặc triển lãm nghệ thuật trực tuyến để kết nối với khán giả trên toàn cầu. Hay trong nghệ thuật biểu diễn, sự chuyển đổi số có thể bao gồm việc sử dụng hiệu ứng đặc biệt và công nghệ số hóa để cải thiện diễn xuất sân khấu, điện ảnh, hoặc kịch điện ảnh. Công nghệ số hóa cũng cho phép tạo ra các trải nghiệm tương tác với khán giả, chẳng hạn như ứng dụng di động cho việc tham gia vào nghệ thuật hoặc trải nghiệm thực tế ảo.

Mức độ và tỷ lệ chuyển đổi số có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào mục tiêu của nghệ sĩ hoặc tổ chức nghệ thuật, nguồn lực có sẵn và lĩnh vực cụ thể của nghệ thuật. Sự chuyển đổi số có thể mang lại nhiều cơ hội cho sáng tạo và tiếp cận rộng rãi hơn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, chẳng hạn như vấn đề về bản quyền và bảo mật thông tin.

* Chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến xây dựng và phát triển VHNT trong môi trường số

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến chuyển đổi số. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh” (1). Chúng ta đã có các chương trình chuyển đổi số quốc gia. Quốc hội cũng đã thông qua ngân sách trong các chương trình đầu tư công trung hạn cho các dự án chuyển đổi số, trong đó có lĩnh vực VHNT. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc số hóa di sản. Chẳng hạn, ở phương diện các cơ quan Nhà nước, Bộ VHTTDL đã ban hành Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Đề án số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, nhiều bảo tàng như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học hay Bảo tàng Lịch sử quốc gia... đã nỗ lực số hóa kho hiện vật quý giá của mình. Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cũng là trung tâm dữ liệu lớn tiến hành số hóa các di sản văn hóa phi vật thể; các tổ chức, cá nhân ở khu vực ngoài Nhà nước cũng thể hiện sự năng động của mình với rất nhiều dự án số hóa như phục dựng phố cổ Hà Nội, tái hiện di sản kiến trúc Pháp tại Hà Nội, phục dựng pho tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn tại chùa Báo Ân, phục dựng cột đá chùa Dạm...

Tuy nhiên, so với nhu cầu của đất nước, những nỗ lực trong thời gian qua vẫn chưa làm thỏa mãn mong muốn của những người yêu VHNT, mong dữ liệu VHNT sớm được số hóa để được lưu giữ dài lâu, cũng như có thể sử dụng kho dữ liệu này cho các mục đích nghiên cứu và quảng bá khác. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi số, kết nối vạn vật, đang đặt ra những yêu cầu bức thiết trong việc làm giàu có thêm kho dữ liệu VHNT để có thể bao quát được hệ thống VHNT rất phong phú và đa dạng của Việt Nam, kết nối với các kho dữ liệu tương đồng trên thế giới, khai thác được giá trị dữ liệu di sản phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

* Quan điểm tiếp cận và giải pháp phát triển VHNT trong môi trường số

Để chuyển đổi số trong VHNT, có một số bước ưu tiên quan trọng như sau: đánh giá thực trạng của VHNT về cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng công nghệ, và mức độ sẵn sàng cho sự chuyển đổi số; xây dựng chiến lược số hóa; đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng; đào tạo và phát triển kỹ năng để làm việc với công nghệ số hóa; bảo vệ bản quyền và quyền riêng tư; tham gia vào cộng đồng số hóa VHNT để chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm và học hỏi từ người khác; hợp tác với các tổ chức và nghệ sĩ khác để tạo ra nội dung số hóa phong phú và đa dạng; thiết lập các chỉ số để đo lường sự tiến bộ và đánh giá hiệu quả của chiến lược số hóa; sáng tạo và thúc đẩy việc sử dụng công nghệ số hóa để cung cấp trải nghiệm nghệ thuật và văn hóa độc đáo cho khán giả; sử dụng các kênh truyền thông xã hội và quảng cáo để thúc đẩy và quảng bá nội dung số hóa.

Để tiếp cận và thúc đẩy chuyển đổi số trong VHNT, Nhà nước có thể thúc đẩy chuyển đổi số bằng cách tạo ra khuôn khổ pháp lý, luật pháp, chính sách và kế hoạch hỗ trợ, cung cấp tài trợ cho các dự án số hóa VHNT và thiết lập tiêu chuẩn để đảm bảo rằng dữ liệu số hóa trong VHNT được quản lý một cách an toàn và đúng cách, bảo vệ quyền riêng tư và bản quyền. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho cộng đồng nghệ sĩ để họ có khả năng sử dụng công nghệ số hóa; Đối với nghệ sĩ, họ cần tạo nội dung số hóa chất lượng cao để phát triển VHNT trên các nền tảng trực tuyến. Kết hợp nghệ thuật với công nghệ số hóa để tạo ra các trải nghiệm độc đáo và sáng tạo. Nghệ sĩ cần đảm bảo rằng quyền tác giả được bảo vệ khi chuyển đổi số tác phẩm của họ.

Đối với cộng đồng, họ có thể tham gia vào các hoạt động số hóa VHNT, chẳng hạn như việc chia sẻ nội dung trên mạng xã hội hoặc tham gia vào các dự án văn hóa số hóa; cung cấp hỗ trợ cho nghệ sĩ trong việc số hóa và phát triển nghệ thuật, cũng như cung cấp phản hồi, ý kiến góp ý về các tác phẩm số hóa.

* Giải pháp

Thứ nhất, nâng cao nhận thức công chúng về giá trị của VHNT số. Điều này có thể thực hiện bằng cách tổ chức các sự kiện, không gian sáng tạo cho VHNT số, giúp khán giả tiếp cận và trải nghiệm trực tiếp; tổ chức các khóa học, hội thảo trong thư viện và cơ sở giáo dục để giới thiệu VHNT số cho học sinh, sinh viên và cộng đồng; sử dụng các trang web, mạng xã hội, hình ảnh, video và các phương tiện đa dạng, cùng sự tham gia của các tác giả, nghệ sĩ, hoặc chuyên gia trong lĩnh vực VHNT số, để chia sẻ thông tin, tạo ra trải nghiệm hấp dẫn về VHNT số cũng như tạo diễn đàn cho những người quan tâm. Từ đó thúc đẩy sự tương tác và thảo luận về VHNT số qua việc tạo các hội nhóm hoặc diễn đàn trực tuyến, thậm chí là có chương trình giảng dạy về VHNT số.

Thứ hai, chúng ta cần xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để phát triển VHNT số bằng cách khuyến khích các cơ sở giáo dục tích hợp nghệ thuật số và văn học số vào chương trình học, quan tâm xử lý các thách thức về bản quyền và sở hữu trí tuệ đặc biệt liên quan đến VHNT số, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi các tác phẩm VHNT số. Chúng ta nên có giải thưởng và các chương trình tôn vinh riêng cho VHNT số, đồng thời có những chính sách hỗ trợ nghiên cứu, tài liệu hóa và lưu trữ các tác phẩm VHNT số./.

Các Tin khác
- Chuyển đổi số cần thể chế số, hạ tầng số và cán bộ số 28/10
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam đẩy mạnh việc chuyển đổi số 25/10
- Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử 25/10
- Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. của Sở VHTTDL Nam Định 20/10
- Điện thoại công nghệ 2G sẽ bị vô hiệu vào ngày 15/10 15/10
- Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện 13/10
- Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng 11/10
- Thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên 10/10
- Bộ Thông tin và Truyền thông phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024 10/10
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh chương trình Chuyển đổi Số 02/10
- Chuyển đổi số lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch từng bước được chuẩn hóa 01/10
- Phát động Chương trình Hiện diện trực tuyến an toàn, tin cậy với tên miền quốc gia “.vn” cho thanh niên Việt Nam, và các cuộc thi thiết kế website với tên miền quốc gia “.vn” dành cho thanh niên Việt Nam trên toàn quốc 25/09
- Triển khai Camera AI kiểm soát ra/vào tại Khu du lịch – Những kết quả 01/08
- Công đoàn ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch hưởng ứng tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số" năm 2024 30/07
- Chuyển đổi số là xu thế bắt buộc, không thể đảo ngược 19/07