Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hải Hậu tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về Di sản Văn hóa
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hải Hậu tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về Di sản Văn hóa
Ngôi đền không nóc- Biểu tượng Văn hóa, Giáo dục độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Lễ hội đền Độc Bộ thuộc xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là một trong những lễ hội mùa thu lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, được tổ chức thường niên, nhằm tri ân công đức của Triệu Quang Phục, người có công chống giặc ngoại xâm và giúp dân khắp vùng châu thổ ven biển an cư lạc nghiệp. Cũng trên vùng sông nước được coi là nơi hóa thánh của Triệu Việt Vương, hàng trăm năm qua, lễ hội đền Độc Bộ đã vượt qua tầm hội làng, trở thành lễ hội danh tiếng mùa thu của hàng trăm làng vùng phía Nam châu thổ sông Hồng, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có sức lan tỏa ra nhiều khu vực lân cận. Không phải ngẫu nhiên mà gần như dân các làng có di tích trong vùng đều đến đây rước chân nhang thờ đức thánh Triệu Việt Vương về thờ vọng tại các khu thờ tự của làng mình và mỗi khi mở hội làng mình, họ đều phải tới đây xin phép khai hội.
Tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai đối với di tích xếp hạng trên địa bàn tỉnh Nam Định
Di sản văn hóa là tài sản vô cùng quý giá của tổ tiên, cha ông chúng ta để lại, là nơi lưu giữ giá trị vật chất và giá trị tinh thần, là hồn cốt của mỗi quốc gia, dân tộc và là nguồn tài nguyên đặc biệt trong hoạt động du lịch ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Tiến sỹ Đỗ Tông Phát và sự nghiệp khẩn hoang vùng đất Tân Khai, Quế Hải huyện Hải Hậu
Tiến sỹ Đỗ Tông Phát tự là Tử Huấn, hiệu là Mai Hiên, sinh năm Quý Dậu (1813), trong một gia đình nhà nho nghèo tại thôn Tây, xã Quần Anh Hạ, nay thuộc xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu. Thân phụ của Đỗ Tông Phát là sinh đồ Đỗ Kim Quỹ, thân mẫu là người họ Phạm. Ngay từ nhỏ, Đỗ Tông Phát đã mồ côi cha, nên mẹ ông phải gánh vác công việc làm thuê, cuốc mướn để lấy tiền nuôi con ăn học. Mặc dù, sống trong điều kiện bần hàn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhưng Đỗ Tông Phát tỏ rõ là người có chí khí hơn người, học hành chăm chỉ và nổi tiếng là người văn hay chữ tốt.
Tỉnh Nam Định tham gia Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2021
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, ngày 22/11/2021 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 02, Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội tổ chức khai mạc Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam”.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Kế hoạch ghi hình tập Phim tài liệu giới thiệu, quảng bá các giá trị của di sản văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh Nam Định
Căn cứ Thông báo số 253-TB/TU ngày 15/7/2021 của Thường trực Tỉnh ủy Nam Định về chủ trương sản xuất các chương trình truyền hình quảng bá văn hóa truyền thống của tỉnh trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 408/UBND-VP7 ngày 21/7/2021 về việc giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, hỗ trợ làm việc với Đoàn làm phim thực hiện tập phim giới thiệu toàn cảnh các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nam Định. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tập Phim tài liệu giới thiệu toàn cảnh các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Nghề dệt Chiếu cói ở thôn Liêu Hải, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng
Cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 25 km về phía Nam, thôn Liêu Hải, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói truyền thống. Liêu Hải - ngôi làng nhỏ yên bình nằm bên bờ con sông Đáy hiền hòa là nơi khởi nguồn của nghề dệt chiếu và cũng là nơi có nghề dệt chiếu phát triển mạnh mẽ nhất xã Nghĩa Trung.
Khả Lang - nơi đào tạo nhiều thế hệ Cung văn cho Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Về đất Nam Định, đến bất kỳ địa bàn nào có sinh hoạt thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/Tứ phủ, vốn đang hiện diện ở khá nhiều làng quê thuộc 10 huyện, thành phố của tỉnh, thổ lộ nguyện vọng tìm hiểu đội ngũ những đội/nhóm cung văn phục vụ nghi lễ hầu đồng, đều có thể được bắt gặp chung một đáp số: Hãy tìm về thôn Khả Lang, xã Yên Dương - một trong những cái nôi sinh thành ra nhiều thế hệ cung văn cho hàng loạt các phủ, đền, điện thờ Mẫu của cả nước hàng trăm năm nay.
Độc đáo những cây cầu Ngói ở Nam Định
Trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, cầu ngói là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Tại tỉnh Nam Định hiện vẫn còn hai cây cầu ngói cổ kính, tuổi đời hàng trăm năm với kiến trúc độc đáo là cầu ngói chợ Thượng và cầu ngói chùa Lương.
Di tích Lịch sử quốc gia Đền, chùa Hà Dương, xã Hoàng Nam
Đền - chùa Hà Dương, thuộc thôn Hà Dương, xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử. Theo các nguồn tư liệu lịch sử địa phương và tài liệu Hán Nôm lưu giữ tại di tích như: Sắc phong, câu đối, đại tự, đặc biệt là Gia phả các dòng họ: Ngô, Đồng, Vũ, Phạm thì công cuộc khai hoang lấn biển lập nên đất Hà Dương, xã Hoàng Nam ngày nay gắn liền với quá trình khai hoang lấn biển, phát triển sản xuất diễn ra vào thế kỷ XV. Đầu thế kỷ XV, các dải đất ven biển phía Nam châu thổ sông Hồng là tâm điểm của các luồng di dân đến khẩn hoang, khai phá, thành lập các điểm tụ cư mới.
Di tích Phủ Thông Khê nơi phụng thờ Thái phi Trần Thị Ngọc Đài và Lịch sử Hội hoa trượng trong Lễ hội Phủ Dầy
1. Di tích Phủ Thông Khê được UBND tỉnh Nam Định xếp hạng theo Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 04/02/2010. Đây là di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, là nơi phụng thờ và tri ân công đức của nhân dân địa phương đối với Thái phi Trần Thị Ngọc Đài, một trong sáu nhân vật huyền thoại của mảnh đất Thiên Bản xưa, Vụ Bản ngày nay, được dân gian truyền tụng là (Thiên Bản lục kỳ).
Bảo tàng tỉnh Nam Định tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” của Chính phủ
1. Bảo tàng tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được xếp hạng II trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam. Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Nam Định đang lưu giữ, bảo quản, trưng bày hơn 23.500 tài liệu, hiện vật phản ánh khá toàn diện về lịch sử tự nhiên và xã hội của tỉnh, trong đó có 04 nhóm bảo vật quốc gia, 19 sưu tập hiện vật quý hiếm.
Các di tích phụng thờ Đức thánh Triệu Việt Vương trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng quản lý và phát huy giá trị
1. Tỉnh Nam Định có vị trí địa lý tọa lạc về phía Nam đồng bằng sông Hồng với địa hình đồng bằng kết hợp có núi, sông và biển, do đó trên địa bàn tỉnh, ở từng khu vực địa lý hành chính đều dày đặc những dấu ấn văn hoá truyền thống được thể hiện qua các công trình di tích tín ngưỡng như: Đình, đền, miếu, phủ, lăng mộ và từ đường dòng họ. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Nam Định có 1.348 di tích trong danh mục kiểm kê được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, công bố, trong đó có 02 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 85 di tích xếp hạng quốc gia và 297 di tích xếp hạng cấp tỉnh
Thân vệ Đại tướng quân Trần Nhân Trứ
Làng Đô Quan, xã Yên Khang, huyện Ý Yên ngày nay, xưa kia có tên là Quán Đổ Phường, đến thời Lê Hồng Đức thứ 3 (1472) đổi thành Đô Quan, với nghĩa là nơi tụ hội mọi sự tốt đẹp. Mảnh đất Đô Quan là quê hương của Thân vệ đại tướng quân Trần Nhân Trứ, một danh tướng thời Trần, người có nhiều công lao trong các trận đánh của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII.
Danh tướng Nguyễn Đăng
Danh tướng Nguyễn Đăng, người xã Hà Dương, trấn Nghệ An, nay là xã Hà Dương, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ông là người có công hộ giá đưa thi hài vua Trần Duệ Tông ra khỏi Chiêm Thành trong trận đánh thành Đồ Bàn năm 1377. Dưới thời vua Trần Anh Tông (1293-1314), tại xã Bình An, châu Đàm, trấn Thanh Hóa có ông Nguyễn Phụ Quốc, giữ chức Nội thư Chính đường đại Hành khiển, phán thủ trấn Nghệ An. Ông Nguyễn Phụ Quốc hiếm hoi, đến năm 40 tuổi lấy người con gái xã Hà Dương sinh ra được người con trai đặt tên là Nguyễn Đăng.